KHẢO SÁT HỆ THỐNG
Phần mềm quản lý kho bao gồm các chức năng như: quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng, quản lý tài khoản, phân quyền, kiểm kho, báo cáo, thống kê theo từng chi nhánh khác nhau. Quản lý khách hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý thông tin nhân viên, in thẻ nhân viên, nhập hàng, xuất hàng, chuyển hàng giữa các chi nhánh. Quản lý sản phẩm theo nhiều thuộc tính khác nhau (màu sắc, kích thước, chất liệu,…), quản lý theo mã vạch, in mã vạch cho từng sản phẩm.
Xem lịch sử các hoạt động bán hàng, nhập hàng, chuyển hàng,… .Xem lịch sử mua hàng của từng khách hàng. Xem thống kê các sản phẩm bán chạy, sản phẩm sắp hết hàng…
Sản phẩm là hàng hóa được tạo ra để trao đổi và buôn bán trong kinh doanh. Hàng hóa sản phẩm rất đa dạng tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh của cửa hàng sẽ tạo ra những hàng hóa mang thương hiệu riêng và sản phẩm mới được tạo thành bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm, giá thành và hình ảnh của sản phẩm, các thuộc tính màu sắc, kích thước, kiểu dáng,...
Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho việc bán hàng, bộ phận mua hàng luôn phải xác định các yếu tố trước khi đặt hàng hóa đối với các nhà cung cấp như sau: chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa có thể được cung cấp, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các hình thức chiết khấu theo thời hạn thanh toán.
Hình 1. Quy trình đặt hàng với nhà cung cấp
- Quy trình nhập hàng:
1. Căn cứ vào hợp đồng mua hàng, nhà cung cấp thực hiện giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng
2. Nhân viên mua hàng nhận hàng, đồng thời yêu cầu kế toán làm thủ tục nhập kho hoặc đưa vào sử dụng ngay
3. Khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho
4. Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.
5. Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
6. Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
7. Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.
8. Nếu đã thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, nhân viên mua hàng sẽ làm các thủ tục thanh toán với kế toán thanh toán. Nếu nhà cung cấp trực tiếp đến giao hàng, đồng thời yêu cầu trả tiền ngay, thì kế toán thanh toán làm thủ tục thanh toán (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp. Nếu chưa trả tiền ngay cho nhà cung cấp, thì kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp.
Hình 2. Quy trình nhập hàng.
Quản lý bán hàng theo mã vạch (Barcode) để tạo hóa đơn nhằm nâng cao năng hiệu quả làm việc, giảm thiểu thời gian tối đa thanh toán, tạo cho khách hàng thoải mái mà không phải chờ đợi lâu nếu như dùng các quản lý bán hàng nhập tay truyền thống.
Quản lý khách hàng (còn được gọi với tên CRM- Customer Relationship Management) là phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin liên hệ của khách hàng: thông tin về tên, địa chỉ, điện thoại,… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn cũng như duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
Nhà cung cấp là nơi cung ứng hàng hóa theo nhu cầu của các cửa hàng, được xem là đối tác quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Quản lý thông tin nhân viên là một việc bắt buộc đối với hầu hết các cửa hàng. Việc quản lý thông tin nhân viên, giúp cho người quản lý nắm được thông tin nhân viên. Sử dụng lao động một cách hiệu quả và tăng năng suất lao động của toàn thể nhân viên tại cửa hàng.
Kiểm tra, kiểm kê tồn kho thực tế sản phẩm giúp đánh giá tình hình quản lý sản phẩm, hàng hóa tại kho cũng như tình trạng thực tế của hàng tồn kho, để bạn có thể cân đối số lượng và điều chuyển qua lại giữa các kho, giữ tỉ lệ cân bằng trong kho.
Báo cáo doanh số bán hàng kịp thời rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh bán lẻ. Khi có báo cáo chính xác, các nhà bán lẻ sẽ chủ động được công việc kinh doanh, đưa ra những kế hoạch chính xác cho chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình khảo sát, nhóm nhận thấy nên tham khảo các phần mềm đã được thương mại hóa để mang tính thực tế và sát với nhu cầu của người dùng hơn. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý khác nhau, chức năng và giá trị của từng phần mềm khác nhau như: KiotViet, Suno,… riêng nhóm chọn phần mềm quản lý bán hàng của KiotViet để tham khảo và xem qua các biểu mẫu xem quy trình hoạt động của cửa hàng thì cần có những biểu mẫu gì, từng biểu mẫu thiết kế như thế nào để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thông tin nhưng vẫn không quá rườm rà, chi tiết các thông tin không cần thiết.
Trước khi bán hàng, cần phải nhập hàng để có hàng trong kho và trưng bày.
Hình 3. Biểu mẫu - Phiếu nhập hàng
Trong quá trình bán hàng, với mỗi hóa đơn in ra cho khách hàng sẽ có mẫu như sau.
Hình 4. Biểu mẫu - Hóa đơn bán hàng
Trong quá trình bán hàng, nếu hàng có lỗi kỹ thuật, cửa hàng có thể trả hàng cho nhà cung cấp.
Hình 5. Biểu mẫu - Phiếu trả hàng nhập.
Trong quá trình hoạt động, các chi nhánh có thể xem tồn kho của nhau và luân chuyển hàng hóa linh động, phù hợp với nhu cầu của từng cửa hàng.
Hình 6. Biểu mẫu - Phiếu chuyển hàng.
Trong quá trình bán hàng, nếu hàng có lỗi kỹ thuật, khách hàng có thể mang đến trả hàng cho cửa hàng theo hóa đơn mua hàng trước đó.
Hình 7. Biểu mẫu - Hóa đơn trả hàng.
Theo định kỳ, cửa hàng có thể kiểm hàng trong kho xem số lượng thực tế và số lượng trên phần mềm có trùng khớp với nhau hay không.
Hình 8. Biểu mẫu - Phiếu kiểm kho.