WEB QUẢN LÝ QUÁN ĂN TÍCH HỢP DÙNG RECOMMENDER SYSTEM GỢI Ý MÓN ĂN KÈM
Framework code dùng cho các bạn startup phát triển nhanh sản phẩm
Xây dựng hệ thống quản lý quán ăn thông minh bao gồm những chức năng:
Quán ăn phục vụ các món ăn, thức uống – là dạng đóng chai (bia, rượu, nước ngọt).
Quản lý quy trình chế biến món – gọi món:
Quản lý việc kiểm kê (nhập, xuất) nguyên liệu trong kho
Chế biến món ăn, công thức cho mỗi món ăn
Gọi món
Tính tiền
Quản lý nhân viên trong quán:
Thông tin nhân viên: thông tin liên lạc, cấp bậc (quản lý, nhân viên kế toán, bếp, phục vụ…)
Tính lương nhân viên: chấm công, tính lương, thống kê năng lực làm việc.
Quản lý việc đặt tiệc, đặt bàn ăn trước.
Thống kê:
Doanh số, doanh số theo ngày, tuần, tháng, năm
Món ăn được gọi nhiều
Lượng nguyên liệu gần hết, nguyên liệu món bán chạy
Tìm hiểu các phương pháp tư vấn khách hàng như Lọc dựa trên nội dung (Content-based filter) và Lọc cộng tác (Collaboration filter). Nghiên cứu các thuật toán hỗ trợ cho Recommender systems gợi ý các món ăn kèm khi khách hàng gọi món.
Phần mềm quản lý quán ăn thông minh bao gồm các chức năng chính như sau: Quản lý kiểm kê nguyên liệu trong kho; Quản lý thực đơn; Quản lý việc đặt tiệc, đặt bàn ăn trước; Quản lý quy trình gọi món và chế biến món ăn; Quản lý ưu đãi và thanh toán; Quản lý nhân viên; Thống kê.
2.1.1. Quản lý việc kiểm kê nguyên liệu trong kho:
Cuối ngày, nhân viên sẽ kiểm tra số lượng nguyên liệu. Và dựa vào thông tin đó mà quyết định có nhập thêm nguyên liệu hay không. Nếu có thì lập danh sách thông tin cho các nguyên liệu cần nhập thêm đó và gửi yêu cầu đến Nhà cung cấp. Sau đó, nhân viên kiểm tra nguyên liệu do Nhà cung cấp giao đến là có đúng yêu cầu hay chưa:
- Nếu đúng: thì lập phiếu nhập nguyên liệu và lưu thông tin phiếu vào CSDL Sổ nhập nguyên liệu. Sau đó thanh toán cho Nhà cung cấp và kết thúc.
- Nếu sai: thì thông báo đến Nhà cung cấp và yêu cầu giao hàng lại cho đến khi đúng yêu cầu.
Hình 2.1. Mô hình BPM quản lý việc kiểm kê nguyên liệu
2.1.2. Quản lý thực đơn:
Dựa vào thông tin thống kê doanh thu và tình hình giá cả nguyên liệu, chủ cửa hàng sẽ xem xét mà đưa ra quyết định cập nhật thực đơn. Và với quyết định là:
- Bổ sung món ăn: thì bếp trưởng sẽ là người tiếp nhận yêu cầu và xem xét khả năng có thực hiện được hay không:
- Nếu thực hiện được: thì thông báo đến nhân viên để nhân viên cập nhật thực đơn. Đồng thời bếp trưởng sẽ cập nhật công thức cho món ăn mới đó và hướng dẫn thực hiện cho các đầu bếp khác.
- Nếu không thực hiện được: thì thông báo đến chủ cửa hàng để chủ cửa hàng xem xét:
-
- Đồng ý: thì không cần cập nhật thực đơn nữa và kết thúc.
- Không đồng ý: thì đưa ”yêu cầu học món mới” trong một khoảng thời gian quy định cho bếp trưởng tiếp nhận rồi thực hiện, đồng thời đưa ”yêu cầu bổ sung món” cho nhân viên tiếp nhận và cập nhật thực đơn sau khi bếp trưởng học xong món mới.
- Bổ sung thức uống: Nhân viên sẽ tiếp nhận yêu cầu cũng như thông tin bổ sung và dựa vào đó mà cập nhật thực đơn, kết thúc quy trình.
- Loại bỏ món ăn, thức uống: Nhân viên sẽ tiếp nhận yêu cầu và xem xét tình hình số lượng nguyên liệu tương ứng với món ăn, thức uống bị huỷ đó, nếu:
- Nguyên liệu không còn: thì nhân viên cập nhật thực đơn và kết thúc.
- Nguyên liệu vẫn còn: thì nhân viên thông báo với Chủ cửa hàng để được xem xét xử lý số lượng còn đó, nếu:
-
- ”Quyết định huỷ bỏ hoàn toàn thức uống” thì nhân viên cập nhật thực đơn và kết thúc.
- ”Quyết định tiếp tục kinh doanh” thì nhân viên cập nhật thực đơn sau khi hết nguyên liệu, kết thúc quy trình.
- Cập nhật giá cả: Nhân viên sẽ tiếp nhận yêu cầu cũng như thông tin cập nhật và dựa vào đó mà cập nhật thực đơn, kết thúc quy trình.
Hình 2.1. Mô hình BPM quản lý thực đơn
2.1.3. Quản lý việc đặc tiệc, đặt bàn ăn trước:
Khách hàng đưa yêu cầu đặt tiệc/đặt bàn của mình (như vào thời gian nào với số lượng người bao nhiêu) và nhân viên sẽ tiếp nhận yêu cầu đó. Tiếp theo, nhân viên sẽ thực hiện kiểm tra tình trạng của quán có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hay không:
- Không: thì thông báo với khách hàng và kết thúc nếu không có yêu cầu mới.
- Nếu có: thì nhân viên sẽ ghi phiếu yêu cầu gửi cho khách hàng thông tin báo giá và khoản đặt cọc.
Và cuối cùng khách hàng có đồng ý ký xác nhận cho phiếu yêu cầu trên và tiến hành đặt cọc hay không:
- Nếu không: thì không lưu phiếu yêu cầu và kết thúc nếu không có yêu cầu thay đổi khác.
- Nếu có: thì lưu lại phiếu yêu cầu và kết thúc.
Hình 2.2. Mô hình BPM quản lý việc đặt bàn ăn trước
2.1.4. Quản lý quy trình gọi món và chế biến món ăn:
Khi khách hàng có yêu cầu gọi món thì nhân viên phục vụ sẽ đưa thực đơn để chọn món. Các món ăn được chọn, phục vụ sẽ ghi lại vào phiếu yêu cầu và lưu vào CSDL Phiếu yêu cầu, đồng thời đưa phiếu đó vào bếp.
Bếp trưởng nhận phiếu yêu cầu từ phục vụ xong sẽ phân công cho đầu bếp để thực hiện việc chuẩn bị nguyên liệu cũng như dụng cụ cần thiết và bắt đầu chế biến. Khi chế biến xong, đưa món ăn cho phục vụ mang ra bàn của khách hàng yêu cầu.
Và khi khách hàng có nhu cầu gọi thêm món thì nhân viên phục vụ sẽ cập nhật lại phiếu yêu cầu và chuyển qua cho nhà bếp. Còn nếu không có nhu cầu gọi thêm món mới thì xem như kết thúc quy trình gọi và chế biến món ăn.
Hình 2.3. Mô hình BPM gọi món và chế biến món ăn
2.1.5. Quản lý ưu đãi và thanh toán:
Chủ cửa hàng sẽ đưa ra các khung thời gian, điều kiện cho những chương trình ưu đãi. Sau đó nhân viên thu ngân sẽ áp dụng ưu đãi nếu còn trong thời hạn cho các hoá đơn của khách hàng có yêu cầu tính tiền và lập hóa đơn. Khi khách hàng nhận hóa đơn sẽ kiểm tra:
- Nếu đúng: thì thanh toán và kết thúc.
- Nếu sai: thì yêu cầu tính tiền lại.
Hình 2.4. Mô hình BPM thanh toán và áp dụng ưu đãi
2.1.6. Quản lý chấm công tính lương của nhân viên:
Mọi nhân viên tại cửa hàng sẽ thực hiện cập nhật thông tin làm việc hằng ngày vào hệ thống vào cuối mỗi ngày. Cuối mỗi tháng, kế toán sẽ thực hiện tiếp nhận và thống kê giờ làm việc cho từng nhân viên và thực hiện tính lương cho nhân viên. Cuối mỗi quý, dựa vào thống kê giờ làm việc của nhân viên, kế toán thực hiện gửi yêu cầu xem xét năng lực làm việc cho các nhân viên có nhiều giờ tăng ca, năng suất làm việc cao cũng như những nhân viên có quá nhiều ngày giờ nghỉ trong quý đó cho chủ cửa hàng. Chủ cửa hàng sẽ thực hiện việc xem xét quyết định tăng, giảm chức vụ, mức lương hay thực hiện hủy hợp đồng đối với nhân viên đó và gửi thông báo về cho kế toán. Kế toán sẽ thực hiện tiếp nhận thông tin và thông báo quyết định cho nhân viên tương ứng.
Hình 2.5. Mô hình BPM quản lý chấm công tính lương của nhân viên
2.1.7. Thống kê
Khi quản lý có yêu cầu thống kê, bộ phận kế toán sẽ tiến hành lấy các dữ liệu từ Sổ nhập nguyên liệu, Hoá đơn, Nguyên liệu và Chi thu để tiến hành tổng hợp. Sau đó báo cáo thông tin bản tổng hợp đó cho quản lý. Quản lý tiếp nhận thông tin báo cáo và phản ánh nếu có.
Hình 2.6. Mô hình BPM thống kê
2.1.8. Xây dựng mô hình dữ liệu mức quan niệm (CDM) hay mô hình thực thể kết hợp (ERD)
Hình 2.8. Mô hình ERD
Hình 3.2. Lược đồ Diagram trên hệ quản trị SQL Server của phần mềm
Chi tiết chức năng xem video đính kèm: