0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Xây dựng hệ thống phát hiện tin giả mạo trên các kênh mạng xã hội bằng phương pháp học sâu

  1. Xây dựng hệ thống phát hiện tin giả mạo trên các kênh mạng xã hội 
    1. Lý do chọn đề tài (hay Tính cấp thiết của đề tài)

Với thực trạng tin giả chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong số lượng tin tức được xuất ra hằng ngày trên các kênh truyền thông đại chúng, điều đó đòi hỏi đọc giả khi bắt gặp một tin tức cần phải nhận biết đó là tin tức có đáng tin cậy hay không?

Có nên chia sẻ và phát tán hay không? Tuy nhiên, không phải một đọc giả phổ thông nào cũng có thể phân biệt được tính thật giả của tin tức, vì nó đòi hỏi trình độ chuyên môn về lĩnh vực báo chí, truyền thông. Hơn thế, với số lượng tin giả gia tăng một cách chóng mặt thì việc phân biệt càng gặp nhiều khó khăn. Khi đó, các đọc giả đòi hỏi một công cụ hoặc một phương pháp cụ thể để giúp cho việc phân biệt tin thật, giả một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

      1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trong và nước liên quan đến bài toán phát hiện tin giả. Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu và cài đặt các mô hình học máy và các mô hình học sâu như mạng tích chập CNN, mạng hồi quy LSTM để giải quyết bài toán phát hiện tin giả trên các bộ dữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt.

      1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
        1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các phương pháp học máy như Support Vector Machine (SVM), Naive Bayes và các phương pháp học sâu cụ thể là CNN và LSTM cho bài toán phát hiện tin giả trên bộ dữ liệu tiếng Việt. Bộ dữ liệu Tiếng Việt tổng hợp từ các tin tức giả và thật từ Facebook và Báo chí, tin tức báo chí sẽ bao gồm phần tiêu đề và nội dung.

Hiện nay, bài toán phát hiện tin giả trên tiếng Việt chưa có nhiều tập dữ liệu chuẩn bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Do đó, trong phạm vi đề tài sẽ thử nghiệm trên dataset chuẩn bằng tiếng Anh và thử nghiệm trên một ít dữ liệu bằng tiếng Việt

        1. Phạm vi nghiên cứu

- Hệ thống phát hiện tin giả mạo trên các trang mạng xã hội bằng phương pháp học sâu.

- Phương pháp khai phá dữ liêu, kỹ thuật học sâu.

      1. Phương pháp nghiên cứu
        1. Phương pháp lý thuyết

- Nghiên cứu lý thuyết về khai phá dữ liệu.

- Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán.

- Nghiên cứu phương pháp thống kê.

        1. Phương pháp thực nghiệm

- Xây dựng hệ thống phát hiện tin giả mạo trên các trang mạng xã hội bằng phương pháp học sâu.

- Xây dựng chương trình thử nghiệm.

      1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
        1. Ý nghĩa khoa học

Tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài phát hiện tin giả trong nước và ngoài nước.

Nghiên cứu và so sánh các phương pháp dựa trên nền tảng học máy và học sâu đẻ phát hiện tin giả trên các bộ dữ liệu chuẩn tiếng Việt và tiếng Anh.

So sánh, nhận xét các kết quả nghiên cứu trong đề tài và đưa ra các hướng phát triển tiếp theo

        1. Ý nghĩa thực tiễn

Việc phát triển các phương pháp phát hiện tin giả trên tiếng Việt giúp đề tài có thể ứng dụng vào thực tế trong các trang mạng xã hội để đưa ra cảnh báo cho người sử dụng.

Việc phát triển các hệ thống tin giả giúp cho chúng ta phát hiện nội dung không đúng sự thật thường tổn hại đến uy tín của cá nhân và tổ chức, đôi khi gây bất ổn về trật tự xã hội cũng như lợi ích chính trị của quốc gia, dân tộc.

 

 

LỜI CẢM ƠN.. 1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.. 2

1.1. Lý do chọn đề tài (hay Tính cấp thiết của đề tài). 2

1.2. Mục đích nghiên cứu. 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2

1.4.1. Phương pháp lý thuyết 2

1.4.2. Phương pháp thực nghiệm.. 3

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học. 3

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn. 3

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG.. 4

2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu. 4

2.2. Những nghiên cứu lý thuyết và phương pháp luận. 4

2.2.1. Dữ liệu nghiên cứu. 4

2.2.2. Mô hình học máy. 6

2.2.3. Mô hình học sâu. 8

2.2.4. Phương pháp đánh giá. 10

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.. 11

3.1. Kết luận. 11

3.2. Kết quả đạt được. 11

3.3. Hướng phát triển đề tài 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 12